Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000

(Tcvn.gov.vn) Đổi mới sáng tạo thể hiện tính mới hoặc sự thay đổi cơ bản, qua đó tạo ra giá trị mới hoặc thay đổi các giá trị hiện có.



Sự thành công của đổi mới sáng tạo thông qua 04 động lực chính: sự hợp tác sáng tạo (creative collaboration), tư duy đổi mới sáng tạo (innovation mind-set), hệ thống công việc (systems of work) và văn hóa đổi mới sáng tạo (innovation culture). Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 chỉ ra phương thức quản lý đổi mới sáng tạo theo tiêu chuẩn, với nội dung quản lý đổi mới sáng tạo theo hệ̣ thống quản lý, đánh giá quản lý đổi mới hệ̣ thống sáng tạo và̀ quản lý sở hữu trí tuệ.

Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management System – IMS) bao gồm tất cả các yếu tố và tương tác cần thiết để thiết lập khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu đạt được đổi mới sáng tạo hiệu quả và bền vững.

Các yếu tố cơ bản của hệ thống IMS gồm:

Bối cảnh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm các cơ hội có thể “kích hoạt” hoạt động đổi mới sáng tạo, nhu cầu của các bên liên quan và văn hóa hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo.

Lãnh đạo: Trong bối cảnh của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo cao nhất thể hiện sự cam kết đối với IMS, trong đó thiết lập một tầm nhìn, chiến lược và chính sách đổi mới sáng tạo, đồng thời xác định vai trò và trách nhiệm cần thiết của các bên liên quan.

Lập kế hoạch: Tầm nhìn và cam kết của Lãnh đạo cao nhất. Doanh nghiệp xác định các hoạt động cụ thể để giải quyết các cơ hội và rủi ro. Qua đó, doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu đổi mới sáng tạo và kế hoạch để đạt được mục tiêu (bao gồm: mô hình tổ chức của doanh nghiệp, danh mục đầu tư đổi mới sáng tạo…).

Hỗ trợ: Các hỗ trợ cần thiết để thiết lập IMS. Ví dụ: nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác, khả năng nhận thức, công cụ và phương pháp, chiến lược tài sản trí tuệ…

Các hoạt động triển khai: Xây dựng các dự án, chương trình hoặc các hoạt động khác để triển khai các quá trình đổi mới sáng tạo phù hợp trong doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của IMS bằng các chỉ số đổi mới sáng tạo liên quan theo kế hoạch, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.

Cải thiện: Dựa trên đánh giá hiệu suất của IMS, doanh nghiệp thực hiện các cải tiến liên tục, trong đó, tập trung vào cải tiến các “sai lệch” liên quan đến các yếu tố như: bối cảnh, lãnh đạo, lập kế hoạch, hỗ trợ, hoạt động triển khai…

TS. Hà Minh Hiệp

“Một IMS hiệu quả có thể bị tác động bởi các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp. Do đó, IMS có thể được tích hợp ở nhiều cấp độ khác nhau. IMS có thể được tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, giúp doanh nghiệp cân bằng việc khai thác các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động hiện có với việc thăm dò và tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mới thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo. Các yếu tố khác nhau của một hệ thống quản lý doanh nghiệp (bao gồm IMS) có thể được tích hợp thành một hệ thống quản lý duy nhất, hay còn gọi là hệ thống quản lý tích hợp.”

Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 để quản lý đổi mới sáng tạo

Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 279 đã xây dựng bộ tiêu chuẩn hướng dẫn mới về Quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management, IM) với sự tham gia, đóng góp của hơn 40 quốc gia vào việc phát triển bộ tiêu chuẩn này. Đây là cách tiếp cận mới, được tiêu chuẩn hóa và sử dụng để hướng dẫn quản lý đổi mới sáng tạo với các thuật ngữ, công cụ, phương pháp và hướng dẫn để quản lý các tương tác giữa các đối tác, sở hữu trí tuệ, chiến lược và các ý tưởng.

Việc thực hiện các tiêu chuẩn IM giúp các doanh nghiệp có thể định vị, hỗ trợ triển khai thành công hoạt động đổi mới sáng tạo một cách bền vững, thông qua phát triển khả năng lãnh đạo, tuân thủ thiết kế và thực hành tốt các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn IM được ban hành từ năm 2019 và tiếp tục ban hành gồm các tiêu chuẩn về quản lý đổi mới sáng tạo để giúp doanh nghiệp thu được các lợi ích từ hoạt động đổi mới sáng tạo. Việc áp dụng và triển khai các tiêu chuẩn IM trong doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ thích ứng nhất định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khác nhau sẽ có các cấp độ đổi mới sáng tạo khác nhau, phụ thuộc vào tổ chức của doanh nghiệp và các cách tiếp cận khác nhau. Điều này đặt ra một thách thức đối với việc áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn hóa đối với sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, không có một mô hình, hệ thống làm việc (Systems of work) nào đảm bảo sự thành công, mà chỉ làm tăng xác xuất thành công cho doanh nghiệp. IMS tập trung xem xét các cấp độ tác động khác nhau của hoạt động đổi mới sáng tạo, không xem xét vào cách thức triển khai cụ thể trong từng doanh nghiệp. IMS hướng dẫn cho các doanh nghiệp những kiến thức cần thiết, một số nguyên tắc chính để hướng dẫn xây dựng một hệ thống làm việc hiệu quả.

Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 cho IM bao gồm: ISO 56000:2020 Quản lý đổi mới sáng tạo – Nguyên tắc cơ bản và từ vựng; ISO 56002:2019 Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo; ISO 56003:2019 Quản lý đổi mới sáng tạo – Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo; ISO/TR 56004:2019 Đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo…

Một số tiêu chuẩn cụ thể:

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 Quản lý đổi mới sáng tạo – Nguyên tắc cơ bản và từ vựng

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 xác định từ vựng và thuật ngữ được sử dụng thống nhất trong quản lý đổi mới sáng tạo, đồng thời cũng giải thích các nguyên tắc cốt lõi về đổi mới sáng tạo.

Tiêu chuẩn này giúp tổ chức, doanh nghiệp thiết lập một khuôn khổ chung, nhất quán và thống nhất để: Hiểu các khái niệm, nguyên tắc, thuật ngữ và định nghĩa quan trọng về quản lý đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thiết lập, triển khai, duy trì và liên tục cải tiến IMS; Tăng cường, tạo điều kiện nâng cao nhận thức, thúc đẩy giao tiếp về hoạt động đổi mới sáng tạo trong nội bộ và giữa các tổ chức, doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 cung cấp các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo; mô tả lý do tại sao các tổ chức, doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; giới thiệu các khái niệm chính liên quan đến đổi mới sáng tạo; đưa ra các nguyên tắc, cơ sở để quản lý hiệu quả các hoạt động đổi mới sáng tạo và nền tảng của IMS trong tổ chức, doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 56002:2019 Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo

Tiêu chuẩn ISO 56002: 2019 cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, bảo trì và cải tiến liên tục IMS để áp dụng trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Hướng dẫn chung này dự kiến sẽ được áp dụng cho tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp với các loại hình đổi mới sáng tạo.Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh và tổ chức…

Một tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện đổi mới sáng tạo hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ hiệu quả hơn nếu tất cả các yếu tố tương tác khác được quản lý như một hệ thống. IMS hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Những lợi ích tiềm năng của việc triển khai IMS theo IS0 56002:2019 gồm:Tăng trưởng, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; Giảm chi phí và chất thải, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; Tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội; Thực hiện đầu tư, đổi mới sáng tạo bền vững; Tăng cường phân cấp, trao quyền trong doanh nghiệp; Tăng khả năng thu hút tài trợ, đối tácvà cộng tác viên; Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp; Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và các yêu cầu.

IS0 56002 dựa trên các nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo. Nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm các quan điểm cơ bản; lý do tại sao nguyên tắc này quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp; lợi ích liên quan đến nguyên tắc và cuối cùng là kế hoạch hành động của tổ chức, doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất khi áp dụng các nguyên tắc này.

Tiêu chuẩn ISO 56003:2019 – Quản lý đổi mới sáng tạo – Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo

Tiêu chuẩn ISO 56003:2019 cung cấp các khuyến nghị để tham gia vào quan hệ đối tác với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài để hiện thực hóa sự đổi mới sáng tạo. Tiêu chuẩn ISO 56003:2019 mô tả khuôn khổ hợp tác đổi mới sáng tạo và các công cụ tương ứng để giúp tổ chức, doanh nghiệp xem xét một số vấn đề sau: Quyết định về việc tham gia hợp tác đổi mới sáng tạo; Xác định, đánh giá và chọn đối tác; Nhận thức về giá trị và thách thức của quan hệ đối tác; Quản lý các mối quan hệ đối tác.

Quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo được phát triển để tạo ra giá trị cho mỗi đối tác khi hợp tác, phối hợp cùng nhau. Lợi ích của quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo bao gồm: Cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ và các tài sản trí tuệ khác không có sẵn trong tổ chức, doanh nghiệp; Tăng cường sử dụng các tài nguyên, cơ sở hạ tầng (như phòng thí nghiệm và thiết bị thử nghiệm…) để phát triển hoặc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ mới

Tiêu chuẩn ISO 56003:2019 hướng dẫn đối với các loại hình đối tác và hợp tác được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp với các loại hình, quy mô, sản phẩm, dịch vụ khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO/TR 56004:2019 Đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo

Tiêu chuẩn ISO/TR 56004:2019 cung cấp hướng dẫn về lý do tại sao triển khai đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management Assessment, IMA); những kết quả mong đợi từ IMA; kế hoạch hành động, cách thức triển khai thực hiện theo kết quả của IMA.

Tiêu chuẩn ISO/TR 56004:2019 nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp trong việc hiểu được: Giá trị và lợi ích của việc thực hiện IMA;

Các nguyên tắc triển khai IMA một cách bài bản, đồng bộ; Các cách tiếp cận khác nhau về IMA trong tổ chức, doanh nghiệp; Quy trình thực hiện và tác động của IMA đối với tổ chức, doanh nghiệp; Tiềm năng cải thiện đối với IMA.

Tiêu chuẩn ISO/TR 56004:2019 được áp dụng để đánh giá đối với các tổ chức, doanh nghiệp, có thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, doanh nghiệp với ngành nghề, độ tuổi, quy mô, quốc gia… khác nhau.

Bộ tiêu chuẩn IM mang lại những lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp như: tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội…

Việc thực hiện đúng theo các hướng dẫn của các tiêu chuẩn IM cho phép doanh nghiệp thực hiện quản lý hoạt độngđổi mới sáng tạo, coi đổi mới sáng tạo vừa là động lực phát triển, vừa là phương tiện để tiếp tục thúc đẩy kinh doanh, đồng thời cũng là công cụ giúp doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi thị trường và cạnh tranh “khốc liệt” về công nghệ. Các tiêu chuẩn được sử dụng để cung cấp, hướng dẫn doanh nghiệp nền tảng, các quy trình, hệ thống cần thiết, nguồn lực con người và các mối quan hệ đối tác… để đảm bảo hoạt động đổi mới sáng tạo thành công trong doanh nghiệp. Hơn nữa, IMS cũng là nền tảng quan trọng để thực hiện những sự thay đổi khác trong doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.

TS. HÀ MINH HIỆP, Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Theo Tạp chí Chất lượng và Cuộc sống)


Các tin tiếp
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2023   (11/1/2024)
Đào tạo về KPI cho Công ty CP Dược và Vật tư y tế Bình Thuận   (14/6/2023)
Bình Thuận: Tổ chức đào tạo nâng cao năng suất chất lượng trong 4 tháng đầu năm 2023   (20/4/2023)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (4/4/2023)
Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam   (16/2/2023)
Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất   (3/2/2023)
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2022   (12/1/2023)
Đào tạo Kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (11/8/2022)
Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy   (10/8/2022)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2022)
Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu   (15/2/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo ISO TCVN 13485   (5/1/2022)
Năng suất chất lượng – 'đòn bẩy' tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp   (18/11/2021)
Tiêu chuẩn – công cụ kết nối ‘nhà máy ảo’ và ‘nhà máy thực’ trong sản xuất thông minh   (18/8/2021)
ISO 23592 - Tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt về dịch vụ cho tổ chức   (30/7/2021)
Bình Thuận triển khai thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”   (1/4/2021)
Cải thiện quản lý dự án với bộ tiêu chuẩn ISO 21500   (26/3/2021)
ISO/TS 22163: Quản lý chất lượng cho ngành đường sắt   (5/3/2021)
ISO /PAS 45005 - An toàn làm việc trong bối cảnh COVID-19   (24/2/2021)
Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (22/2/2021)
Hỗ trợ 111,28 triệu đồng cho 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (12/1/2021)
Những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng   (12/11/2020)
Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (21/10/2020)
Hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Chiến Thắng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (2/10/2020)
Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000   (17/9/2020)
Bình Thuận: Xét chọn hồ sơ đề nghị nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2020   (27/8/2020)
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế   (6/8/2020)
ÁP DỤNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 13485 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001   (16/7/2020)
Thông báo v/v Hoãn tổ chức lớp Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu và Hội nghị tập huấn phổ biến Đề án truy xuất nguồn gốc   (10/7/2020)
Thông báo đăng ký nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong năm 2020 (lần 2)   (10/7/2020)
Tạo nền tảng kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho hàng xuất khẩu ‘bay xa’   (7/7/2020)
Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu   (2/7/2020)
Thông báo về việc tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu   (26/6/2020)
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG   (2/6/2020)
Thêm 3 tiêu chuẩn quốc gia mới về truy xuất nguồn gốc   (2/6/2020)
Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (29/4/2020)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19   (27/4/2020)
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc   (24/4/2020)
Bài toán năng suất, chất lượng và 'chìa khóa 712'   (14/4/2020)
Chương trình 712: Tạo lập nền tảng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (17/3/2020)
ISO 16106: Công cụ đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa nguy hiểm   (19/2/2020)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình nâng cao năng suất chất lượng năm 2020   (13/2/2020)
Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới   (21/11/2019)
Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn   (1/11/2019)
Đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH Hải Nam   (30/9/2019)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung   (30/9/2019)
Đào tạo về TPM và KPI cho Công ty TNHH may Thuận Tiến   (1/8/2019)
UBND tỉnh tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2019)
Đào tạo Lean cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (1/8/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (25/7/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (20/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018 (đợt 2)   (12/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018   (17/1/2018)
Chi cục TC-ĐL-CL: Đào tạo ISO 9001:2015, 5S cho 02 doanh nghiệp   (21/12/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Hỗ trợ đào tạo về ISO 9001:2015 cho 02 doanh nghiệp   (8/11/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo Cập nhật kiến thức và kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015   (27/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 3)   (18/10/2017)
Bình Thuận: Hỗ trợ 128 triệu đồng cho 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (6/10/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo 5S cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn   (3/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 2)   (11/8/2017)
Xét chọn hỗ trợ 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (21/7/2017)
Những khó khăn doanh nghiệp Việt thường gặp phải khi áp dụng TQM   (29/5/2017)
12 bước giúp doanh nghiệp áp dụng thành công HACCP   (5/4/2017)
Soát xét tiêu chuẩn ISO 31000: hướng tới sự súc tích và rõ ràng   (21/3/2017)
Mức chi hỗ trợ thực hiện nâng cao năng suất – chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận   (21/3/2017)
Những hạn chế cần khắc phục khi áp dụng KPI tại doanh nghiệp   (23/2/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017   (14/2/2017)
Bình Thuận: Tổ chức hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020   (20/12/2016)
Hướng dẫn thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn 2016-2020   (14/11/2016)
Ban hành Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020”   (17/10/2016)