Thực hiện phép đo đối chứng trong thương mại bán lẻ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 09/2017/TT-BKHCN ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ, thì phép đo đối chứng được thực hiện như sau:



a) Tùy theo thực tế, lựa chọn khối lượng hàng hóa để đối chứng nhưng không vượt quá mức cân lớn nhất của cân được sử dụng trong thương mại bán lẻ;

b) Lựa chọn một hoặc nhiều quả cân đối chứng có khối lượng (hoặc tổng khối lượng) bằng khối lượng hàng hóa để đối chứng;

c) Đặt quả cân (hoặc các quả cân) đối chứng lên cân;

d) Đọc chỉ thị của cân.

Trường hợp sử dụng cân để bán hàng cho khách hàng, nếu giá trị chỉ thị trên cân trừ đi khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.

Trường hợp sử dụng cân để mua hàng của khách hàng, nếu khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng trừ đi giá trị chỉ thị trên cân mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 1

Theo Bảng 1, người bán hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 8 kg, giá trị vạch chia d = 20 g để cân hàng hóa bán cho khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ chọn khối lượng để đối chứng là 1 kg (theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép là 1 d = 20 g);

- Chọn quả cân (các quả cân) đối chứng có khối lượng là 1 kg;

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân vượt quá vị trí hoặc lớn hơn (1 kg + 1 d) hoặc (1 kg + 20 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 2

Theo Bảng 1, người bán hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 10 kg, giá trị vạch chia d = 50 g để cân hàng hóa bán cho khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ, chọn khối lượng để đối chứng là 7 kg (theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép Ià 2 d = 2 x 50 g = 100 g);

- Chọn các quả cân đối chứng có tổng khối lượng là 7 kg;

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân vượt quá vị trí hoặc lớn hơn (7 kg + 2 d) hoặc (7 kg + 100 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 3

Tại một chợ đầu mối, theo Bảng 1, chủ cơ sở thu mua hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 100 kg, giá trị vạch chia d = 200 g để cân hàng hóa mua của khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ chọn khối lượng để đối chứng là 50 kg;

- Chọn các quả cân đối chứng có tổng khối lượng là 50 kg (Theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép là 3 d = 3 x 200 g = 600 g);

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân không đạt tới vị trí hoặc nhỏ hơn (50 kg - 3 d) hoặc (50 kg - 600 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2017.

Xem chi tiết thông tư tại đây./.

Thiên Hòa


Các tin tiếp
Tăng cường quản lý về đo lường trong mua bán tại các chợ, khu du lịch   (5/7/2023)
Tình hình xây dựng và và hoạt động trạm cân đối chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong năm 2020   (7/1/2021)
Thực hiện phép đo đối chứng trong thương mại bán lẻ   (27/7/2017)
Quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ   (20/7/2017)
Bình Thuận: Đã xây dựng mới 06 trạm và nâng cấp 08 trạm cân đối chứng trong năm 2016   (13/2/2017)