Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm

Thực hiện nghĩa vụ minh bạch theo Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, ngày 12/01/2018 Liên minh Châu Âu (EU) đã gởi thông báo về Quy định Thực thi đưa ra các quy tắc áp dụng Điều 26(3) của Quy định (EU) số 1162/2011 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về quy định cung cấp thông tin xuất xứ của thực phẩm hoặc thành phần chính của thực phẩm (mã G/TBT/N/EU/534) để các nước thành viên WTO đóng góp ý kiến. Dự thảo dự kiến được ban hành vào quý II năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2019 (xem phụ lục đính kèm). Thời hạn cho các nước thành viên WTO đóng góp ý kiến là hết ngày 13/3/2018 (60 ngày kể từ ngày thông báo).




Theo Quy định này, nếu xuất xứ của thành phần chính khác với xuất xứ của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp thông tin về thành phần chính của sản phẩm theo hai cách:

- Đề cập tới các khu vực địa lý như "Khu vực đánh bắt của FAO, vùng nước ngọt hoặc nước mặn, nếu được quy định như vậy bởi luật pháp quốc tế hoặc được hiểu rõ bởi người tiêu dùng trung bình nắm bắt thông thường", "không thuộc EU", "Nước thành viên của EU hoặc nước thứ ba"...

- Hoặc bằng cách khẳng định "(tên của thành phần chính) không có nguồn gốc từ (nước xuất xứ của nơi xuất xứ của thực phẩm)".

Đối với các loại thực phẩm đã có mặt tại thị trường EU và đã được ghi nhãn trước ngày Quy định này thì vẫn tiếp tục được lưu hành cho tới khi hết hạn./.

Phòng TBT



Các tin tiếp
Định hướng về hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tỉnh Bình thuận để nâng cao năng suất   (10/4/2024)
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại   (16/1/2024)
Tham dự hội nghị tuyên truyền phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế   (6/12/2023)
Nhiều doanh nghiệp vẫn ‘thờ ơ’ với phòng vệ thương mại   (7/7/2022)
Hỗ trợ thực hiện thủ tục về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (23/9/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19   (17/9/2021)
Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2030   (10/6/2021)
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030   (22/9/2020)
Gian lận mã số vùng trồng nông sản Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu   (15/9/2020)
Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại"   (18/3/2020)
Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm   (4/6/2018)
DN sắp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU   (2/5/2018)
Tổng quan các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam và các nước đối tác   (9/10/2017)
Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017   (8/6/2017)
Cơ hội cho rau quả Việt Nam rộng đường sang UAE   (8/6/2017)
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Ai Cập   (8/6/2017)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận: Châu Á vẫn là trọng điểm   (20/4/2017)
Qui định về kiểm dịch khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc (phần 2)   (21/7/2015)
Đàm phán của WTO về định nghĩa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bị đình trệ   (21/7/2015)
FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác   (21/7/2015)
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand   (21/7/2015)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản   (21/7/2015)
Hàng rào kỹ thuật thương mại: Nắm không chắc sẽ gặp khó   (21/7/2015)
Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường   (21/7/2015)