SELEN LÀ GÌ? CHẤT SELEN CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

Selen tên đầy đủ là Selenium, là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng Selen lại có khả năng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể, đồng thời còn giúp phòng chống lại bệnh tật rất hiệu quả.



Nếu cơ thể bị thiếu hụt Selen sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan,… thậm chí là kể cả ung thư. 

Selen có trong thực phẩm nào?

             Về cơ bản, tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt và môi trường sống, hàm lượng Selen trong các thực phẩm sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nhóm thực phẩm thường có chứa hàm lượng Selen cao như hải sản, các loại hạt và nấm. Chính vì vậy, chúng ta có thể bổ sung loại khoáng chất này bằng cách thường xuyên thêm các nhóm thực phẩm trên vào thực đơn hàng ngày.

Selen có tác dụng gì?

           ·Selen có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ

              Selen hoạt động như một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh, từ đó giúp tránh được những tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể.

           ·Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

             Selen có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư như ở ruột kết, vú, tuyến tiền liệt,…

           ·Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch

             Một chế độ ăn “giàu” Selen sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch nhờ vào khả năng kiểm soát tình trạng stress oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Theo kết quả từ 25 cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng Selen trong máu tăng 50% có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 24%.

           ·Ngăn ngừa tình trạng suy giảm tinh thần

             Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến việc mất trí nhớ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức và điều khiển hành vi. Một chế độ ăn giàu Selen có thể góp phần khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer.

            ·Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

               Nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa và kiểm soát được lượng sản xuất hormone tuyến giáp, Selen sẽ giúp cơ thể tránh được những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. 

            ·Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

              Selen còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với những người bị cúm, lao, viêm gan C và người bị HIV. Hay nói một cách khác, sự thiếu hụt Selen có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hệ miễn dịch, từ đó sẽ làm chậm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.

Selen còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

          ·Giảm các triệu chứng hen suyễn

             Việc bổ sung Selen còn rất tốt cho những người bị bệnh hen suyễn nhờ vào đặc tính giảm viêm. Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính liên quan đến đường hô hấp với một số triệu chứng như tức ngực, ho, khó thở và khò khè.

             Chính vì vậy, việc bổ sung Selen là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hen suyễn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị hen suyễn khi dùng 200mcg Selen/ngày sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh mà không cần phải dùng thuốc.

            Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta lạm dụng thực phẩm “giàu” Selen để bổ sung vào cơ thể, bởi vì các yếu tố vi lượng cần bổ sung vào cơ thể đều có một giới hạn nhất định. Để kiểm soát vấn đề lạm dụng thực phẩm bổ sung cũng như kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn quy định giới hạn tối đa cho phép đối với các yếu tố sinh học và hóa học trong thực phẩm, bao gồm Selen. Vì vậy, để kiểm soát hàm lượng Selen có trong thực phẩm cần gởi mẫu đến các phòng thử nghiệm uy tín để phân tích hàm lượng Selen, qua đó đảm bảo thực phẩm đảm bảo an toàn về chất lượng để sử dụng.

             Hiện nay, tại Trung tâm tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đã triển khai thử nghiệm các lĩnh vực về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa lĩnh vực sinh học và hóa học, trong đó có xác định hàm lượng Selen trong nước ăn uống, sinh hoạt, trong thực phẩm nói chung, đã được Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 về năng lực thử nghiệm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: Khu dân cư Bắc Xuân An – P. Xuân An – TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390 – 0252 3699699 – 0908 700379

Website: tdcbinhthuan.vn

Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com

Trần Văn Anh Chung.


Các tin tiếp
TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ   (18/3/2024)
ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI   (5/1/2024)
NÊN THAY LÕI LỌC NƯỚC ĐỊNH KỲ ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE   (29/11/2023)
Thí nghiệm vật liệu xây dựng tại Bình Thuận   (28/11/2023)
KIỂM ĐỊNH MÁY ĐO ĐIỆN TIM DÙNG TRONG Y TẾ   (22/11/2023)
Kiểm định đồng hồ đo nước tại Bình Thuận   (31/10/2023)
KIỂM ĐỊNH XITEC Ô TÔ   (16/10/2023)
TẠI SAO PHẢI KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG BÁNH TRUNG THU?   (20/9/2023)
KIỂM ĐỊNH MÁY ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT TẠI BÌNH THUẬN   (15/9/2023)
KIỂM ĐỊNH ÁP KẾ ĐỊNH KỲ   (15/9/2023)
Đo điện trở nối đất chống sét tại Bình Thuận   (11/9/2023)
Cần quan tâm nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày   (5/9/2023)
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng   (29/8/2023)
ĐƠN VỊ NÀO ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐO ĐIỆN TRỞ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỐNG SÉT   (28/8/2023)
Nhiễm khuẩn Listeria từ rau quả đông lạnh   (28/8/2023)
Thuốc bảo vệ thực vật - những vấn đề cần biết   (11/8/2023)
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tụ cầu vàng trong dịp hè   (2/8/2023)
Tăng cường quản lý về đo lường đối với phương tiện đo taximet   (19/7/2023)
Cẩn trọng khi dùng bún, phở   (4/7/2023)
Phân loại lao động theo điều kiện lao động   (6/6/2023)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG   (23/5/2023)
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG   (23/5/2023)
CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP   (8/5/2023)
Tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm trong mùa nắng nóng   (21/4/2023)
Kiểm nghiệm chất lượng yến sào   (12/4/2023)
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT   (6/3/2023)
CẨN TRỌNG VỚI MÀU THỰC PHẨM   (17/2/2023)
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2023 CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT TCĐLCL   (8/2/2023)
KIỂM SOÁT VI SINH VẬT TRONG SẢN PHẨM MỸ PHẨM   (10/1/2023)
THỰC HIỆN MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG   (5/1/2023)
QUAN TRẮC VOCs TRONG KHÔNG KHÍ   (5/12/2022)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÁ DÙNG LIỀN   (2/12/2022)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI   (18/11/2022)
PHÂN TÍCH, KIỂM NGHIỆM KIM LOẠI NẶNG TRONG THỦY HẢI SẢN   (3/11/2022)
DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH BỂ ĐONG CỐ ĐỊNH KIỂU TRỤ NẰM NGANG (LẬP BAREM BỒN)   (3/11/2022)
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LĨNH VỰC Y TẾ   (4/10/2022)
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM   (4/10/2022)
SELEN LÀ GÌ? CHẤT SELEN CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?   (29/9/2022)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐỐI VỚI BÁNH TRUNG THU   (24/8/2022)
KHÓA ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỬ NGHIỆM, TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022   (10/8/2022)
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG   (4/7/2022)
TRIỂN KHAI KỸ THUẬT PHÂN TÍCH SẮC KÝ ION ĐỐI VỚI NƯỚC UỐNG, NƯỚC SINH HOẠT   (4/7/2022)
PHƯƠNG TIỆN ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT BẮT BUỘC KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG   (8/6/2022)
HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG   (26/4/2022)
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT   (25/2/2022)
AN TOÀN CHÁY NỔ MÙA MƯA BÃO   (28/4/2021)
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG   (24/2/2021)
KIỂM ĐỊNH CÂN ĐIỆN TỬ   (27/1/2021)
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GẠCH TERRAZZO   (16/12/2020)
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT   (19/11/2020)
KIỂM ĐỊNH CÂN Ô TÔ – NĂNG LỰC CẦN ĐÁP ỨNG CỦA MỘT TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH THEO ĐLVN 13: 2019   (6/11/2020)
KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG NITRAT TRONG RAU QUẢ   (23/10/2020)
XÉT NGHIỆM TUYẾN TRÙNG TRONG ĐẤT   (10/9/2020)
CÓ NÊN SỬ DỤNG ĐƯỜNG HÓA HỌC ?   (6/8/2020)
Thử nghiệm vi sinh trong thực phẩm   (3/8/2020)
Chính phủ ban hành Nghị định Quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa   (8/5/2020)
Đảm bảo thực hiện kiểm định phương tiện đo dùng trong Y tế   (8/5/2020)
Thông báo của Trung tâm TĐC Bình Thuận   (5/4/2020)
Kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt   (18/12/2019)
Đo kiểm điện trở tiếp đất hệ thống chống sét các công trình trong tỉnh Bình Thuận   (26/8/2019)
Kiểm soát iot trong cuộc sống hàng ngày   (28/6/2019)
Chăn nuôi vẫn ngập kháng sinh   (28/6/2019)
Làm sao để kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu?   (28/6/2019)
Quyết định công nhận cơ sở hoạt động dịch vụ Quan trắc hiện trường và Phân tích Môi trường .   (23/4/2019)
Cung cấp Dịch vụ kiểm định Cân ô tô   (2/4/2019)
Kiểm định cân dùng trong hoạt động mua bán vàng và vàng trang sức mỹ nghệ   (27/8/2018)
Nước uống đóng chai an toàn phải qua hàng chục chỉ tiêu kiểm nghiệm trước khi lưu thông trên thị trường   (13/6/2018)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Chương trình đào tạo 6 tháng cuối năm 2018   (12/6/2018)
Sản xuất gạch không nung giải phóng tro xỉ nhà máy nhiệt điện   (9/5/2018)
Những điều cần biết về nước mắm khi sử dụng   (12/4/2018)
Thông báo dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giám sát chất lượng môi trường định kỳ.   (30/11/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL Bình Thuận thông báo áp dụng mức thuế suất thuế GTGT   (7/11/2017)
Ô nhiễm môi trường trong chế biến cao su   (7/11/2017)
Quy định mới về Kỹ thuật quan trắc môi trường   (18/10/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Năng lực thử nghiệm vật liệu xây dựng công trình   (18/10/2017)
Cảnh giác với bún, mì chứa hàn the đang gia tăng   (3/8/2017)
Kiểm soát hàm lượng Nitrit, Nitrat trong thực phẩm chế biến sẵn   (20/7/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Năng lực kiểm định hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường   (6/7/2017)
Kiểm soát chất lượng gạch ống không nung   (5/7/2017)
Kiểm soát Melamine trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi   (26/6/2017)
Cảnh giác với hóa chất độc ngâm rau quả   (26/6/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Chương trình đào tạo 6 tháng cuối năm 2017   (21/6/2017)
Sử dụng Trichlorfon trong bảo quản cá khô   (16/5/2017)
An toàn vệ sinh thực phẩm mùa nắng nóng   (9/5/2017)
Nâng cao kỹ năng diệt côn trùng nhà xưởng   (28/4/2017)
Kiểm soát hoạt chất Paraquat trong nguồn nước sinh hoạt   (28/4/2017)
Măng khô - Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng   (4/4/2017)
Ô nhiễm môi trường đất   (4/4/2017)
Nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng trong mỹ phẩm trôi nổi   (28/2/2017)
Cung cấp dịch vụ đo kiểm môi trường lao động   (22/2/2017)
Kiểm soát môi trường trong chế biến thủy sản   (6/2/2017)
Chloramine – Một số quan tâm khi sử dụng   (6/2/2017)
Nâng cao năng lực kiểm định đồng hồ nước lạnh   (2/12/2016)
Trung tâm kỹ thuật TC-ĐL-CL Mở rộng khả năng hiệu chuẩn phương tiện đo   (2/12/2016)
Đảm bảo đo lường trong việc sử dụng cân tại các siêu thị, trung tâm thương mại.   (2/11/2016)
Tư vấn và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng theo ISO 9001 cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu   (25/10/2016)
Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ chứa thực phẩm   (25/10/2016)
Tác hại của Nitrate   (5/10/2016)
Đào tạo – dịch vụ mới của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL   (5/10/2016)