Định hướng về hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tỉnh Bình thuận để nâng cao năng suất

Vừa qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận đã phối hợp tổ chức hội thảo về triển khai Chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn.



Tham gia chủ trì hội thảo có Tiến sĩ Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông Nguyễn Quốc Việt – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận cùng các cán bộ ban ngành địa phương.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Hà Minh Hiệp đã giới thiệu tổng quan về năng suất chất lượng, trong đó nhấn mạnh năng suất là yếu tố sống còn, cần thực hiện thường xuyên, liên tục như cuộc chạy marathon không có vạch đích. Để thúc đẩy nâng cao năng suất đòi hỏi cần có sự cam kết và đồng hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bốn động cơ chính để thúc đẩy năng suất bao gồm: Tập hợp (Engagement), Khai sáng (Enlightenment), Kiến tạo (Engineering) và Tiến hóa (Evolution).

Tiến sĩ Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giới thiệu tổng quan về năng suất chất lượng.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) đã trình bày báo cáo về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp thúc đẩy ngành Halal Việt Nam theo các mảng thông tin chính là hệ sinh thái Halal, Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp ngành Halal và định hướng hoạt động chứng nhận Halal tại Việt Nam.

Báo cáo cũng làm rõ sản phẩm, dịch vụ Halal rất rộng, từ thực phẩm, đồ uống, dược, mỹ phẩm,… đến du lịch, nhà hàng, logistics, ngân hàng,… với quy mô thị trường toàn cầu hiện nay có giá trị trên 3.000 tỷ USD. Tổ chức chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tập trung các hoạt động chính bao gồm: Chứng nhận, Nghiên cứu, Đào tạo,… để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ Halal đáp ứng tiêu chuẩn thị trường các nước hồi giáo hiện nay.

Ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp trình bày báo cáo về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp thúc đẩy ngành Halal Việt Nam.

Hội thảo đã nhận được sự trao đổi, thảo luận sôi nổi từ các đại biểu tham dự quan tâm đến vấn đề thúc đẩy nâng cao năng suất, tiềm năng thị trường sản phẩm, dịch vụ Halal hiện nay.

Kết thúc hội thảo, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận đã thống nhất phối hợp tổ chức các hoạt động thúc đẩy năng suất chất lượng trong thời gian tới, như: phối hợp tổ chức Hội thảo vùng Nam Trung Bộ về nội dung tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm Halal; phối hợp với Đại học Phan Thiết tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức năng suất chất lượng cho sinh viên;…

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL, Sở Khoa học và Công nghệ cùng báo cáo viên trao đổi, thảo luận với đại biểu.

Đại biểu trao đổi, thảo luận với chủ trì hội thảo và các báo cáo viên.

Toàn cảnh hội thảo năng suất chất lượng tại tỉnh Bình Thuận.

Đoàn công tác của Tổng cục TCĐLCL đến thăm và làm việc tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Thuận

PV


Các tin tiếp
Định hướng về hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tỉnh Bình thuận để nâng cao năng suất   (10/4/2024)
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại   (16/1/2024)
Tham dự hội nghị tuyên truyền phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế   (6/12/2023)
Nhiều doanh nghiệp vẫn ‘thờ ơ’ với phòng vệ thương mại   (7/7/2022)
Hỗ trợ thực hiện thủ tục về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (23/9/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19   (17/9/2021)
Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2030   (10/6/2021)
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030   (22/9/2020)
Gian lận mã số vùng trồng nông sản Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu   (15/9/2020)
Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại"   (18/3/2020)
Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm   (4/6/2018)
DN sắp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU   (2/5/2018)
Tổng quan các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam và các nước đối tác   (9/10/2017)
Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017   (8/6/2017)
Cơ hội cho rau quả Việt Nam rộng đường sang UAE   (8/6/2017)
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Ai Cập   (8/6/2017)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận: Châu Á vẫn là trọng điểm   (20/4/2017)
Qui định về kiểm dịch khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc (phần 2)   (21/7/2015)
Đàm phán của WTO về định nghĩa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bị đình trệ   (21/7/2015)
FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác   (21/7/2015)
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand   (21/7/2015)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản   (21/7/2015)
Hàng rào kỹ thuật thương mại: Nắm không chắc sẽ gặp khó   (21/7/2015)
Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường   (21/7/2015)